CÁCH KHAI ẤM TỬ SA ĐỂ GỢI VỊ NGON CỦA TRÀ

Đối với giới trà đạo đã quá quen thuộc với ấm tử sa vì nó nổi tiếng là loại ấm pha trà ngon bậc nhất. Pha trà bằng ấm tử sa thì hương vị của trà được hấp thụ một cách trọn vẹn và nếu như đã thưởng thức một lần thì thật khó quên. Thế nhưng, để đạt được điều tuyệt vời đó, việc đầu tiên và rất quan trọng đó là phải biết khai ấm tử sa đúng cách. 

Khai ấm tử sa là gì? 

Những người sành trà có thể đã quá quen thuộc đối với khái niệm “khai ấm tử sa”. Tuy nhiên, đối với những người chưa phải là “trà nhân chuyên nghiệp” thì có vẻ lạ lẫm. 

Khai ấm tử sa được xem là công đoạn “đánh thức linh hồn” cho ấm tử sa. Thực chất, đây là bước để loại bỏ các tạp chất, làm sạch những bụi bẩn, chất độc trong quá trình nung ấm. Việc khai ấm còn giúp mở các lỗ khí khổng kép giúp ấm tử sa lưu hương và đẩy vị trà tốt nhất. Vì thế mà ấm tử sa được xem là loại ấm giúp pha trà ngon hơn các loại khác, không tồn đọng các chất và mùi, cũng như giúp thời gian lưu giữ trà được lâu hơn. Chính vì thế mà nhiều người đặc biệt chú trọng và tỉ mỉ trong việc khai ấm tử sa sau khi mới mua về. 

Cách khai ấm tử sa 

Việc khai ấm tử sa rất quan trọng vì nó quyết định đến giá trị chất lượng của chiếc ấm tử sa khi sử dụng, vậy làm thế nào để khai ấm tử sa? The Coffee House sẽ hướng dẫn bạn cách khai ấm tử sa đúng cách:

Bước 1: Dung hoà ấm

Khi mua ấm tử sa, bạn sẽ thấy các chất bẩn, vụn đất ở bên trong và ngoài ấm, những chất này xuất hiện trong quá trình sản xuất, vận chuyển và trưng bày. Bước đầu tiên, dung hoà ấm sẽ loại bỏ những chất bẩn và mùi khó chịu của ấm. 

Hãy cho ấm vào một cái nồi lớn, sau đó đổ nước gấp 2 lần ấm, rồi cho nhỏ lửa và đun nhẹ nhàng trong khoảng từ 2 - 2,5 giờ. Bước này sẽ giúp làm sạch mọi ngóc ngách trong ấm, loại bỏ tạp chất và mùi hôi. 

Bước 2: Phân giải ấm

Việc phân giải ấm chính là phân giải các chất tồn dư trong ấm. Cách thực hiện khá đơn giản và bạn nên sử dụng thạch cao trong đậu phụ để có thể làm việc này. Vì nó lành tính hơn so với thạch cao thông thường. 

Hãy cho miếng đậu phụ và ấm tử sa vào một chiếc nồi ngập nước, đun sôi nhỏ lửa trong khoảng từ 2 - 2,5 giờ. Sau đó vớt ấm ra để nguội xong rửa sạch với nước. Tuyệt đối không cho ngay vào nước lạnh hoặc rửa bằng nước lạnh, vì việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm ấm bị nứt nẻ hoặc vỡ. 

Bước 3: Nhuận ấm

Việc nhuận ấm thường được đun với mía để chất đường trong mía sẽ từ từ ngấm vào trong thành ấm. Nhờ đó khi dùng ấm pha trà sẽ có thêm vị ngọt thoảng qua. 

Ở bước này bạn cần làm sạch mía, cắt từng khúc nhỏ rồi cho vào trong lòng ấm. Sau đó cho cả nước lạnh, mía và ấm vào nồi để đun sôi. Đun với lửa nhỏ trong vòng 30 - 45 phút rồi với ấm ra để nguội rồi rửa với nước sạch. 

Bước 4: Tái sinh ấm 

Đây là bước cuối cùng trong quá trình khai ấm tử sa. Vì là công đoạn quyết định hương vị trà mà ấm sẽ mang theo bên mình sau này nên nó rất quan trọng và được thực hiện cẩn trọng. Bạn hãy lựa chọn đúng loại trà mà chắc chắn bạn muốn ấm trà sẽ luôn chứa đựng hương vị đó để tiến hành tái sinh ấm. 

Hãy cho ấm vào trong một nồi lớn, đổ nước ngập hoàn toàn ấm, cho thêm khoảng 500gr trà và tiến hành đun trong khoảng 1 giờ. Cuối cùng vớt ấm ra và để khô tự nhiên. Như vậy là bạn đã có thể sử dụng ấm tử sa để thưởng thức những tách trà ngon nhất. Ngoài ra, bạn cần chú ý, để ấm tử sa có thể mang tới hương vị tốt nhất và khác biệt nhất trên mỗi chiếc ấm, chỉ nên sử dụng một loại ấm cho một loại trà. 

Những lưu ý khi khai ấm tử sa

Bên cạnh những bước trên, bạn cần lưu ý thêm những điều dưới đây để việc khai ấm tử sa được thực hiện một cách chỉn chu, trọn vẹn và không ảnh hưởng đến chất lượng của ấm cũng như là chất lượng khi pha trà. 

Phải sử dụng nguồn nước sạch: Không nên dùng các loại nước lẫn tạp chất, các nước có mùi tanh, các loại nước chưa lọc kỹ có thành phần canxi và magie vì khi đun lên sẽ tạo thành các hợp chất màu trắng bám ở đáy ấm.

Không sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch: Tuyệt đối không sử dụng các loại chất tẩy rửa như xà phòng hoặc các loại đồ vật như giấy giáp hoặc dụng cụ cọ xoong, nồi để làm sạch ấm. Nó có thể gây hại cho người sử dụng, làm trà xen lẫn các mùi xà phà, chất tẩy rửa, làm mất vị trà vốn có và làm mất thẩm mỹ ấm. 

Đồng thời, khi đun ấm trong nồi, hãy nhớ tách riêng phần nắp và thân ấm, cũng như lót khăn sạch giữa ấm và nồi để tránh va đập, vỡ ấm trong quá trình đun sôi. 

Thực hiện theo những hướng dẫn The Coffee House chia sẻ trên là bạn đã “thổi hồn” cho ấm tử sa. Cùng khai ấm tử sa đúng cách để thưởng hương trà ngon và nồng vị nhất nhé! 

 
 
 
 

TRUNG THU NÀY, SAO BẠN KHÔNG TỰ CHO MÌNH "DỪNG MỘT CHÚT THÔI, THƯỞNG MỘT CHÚT TRÔI"?

Bạn có từng nghe: “Trung thu thôi mà, có gì đâu mà chơi”, hay “Trung thu càng ngày càng chán”...? Sự bận rộn đến mức “điên rồ” đã khiến chúng...

Xem thêm

BỘ SƯU TẬP CẦU TOÀN KÈO THƠM: "VÍA" MAY MẮN KHÔNG THỂ BỎ LỠ TẾT NÀY

Tết nay vẫn giống Tết xưa, không hề mai một nét văn hoá truyền thống mà còn thêm vào những hoạt động “xin vía” hiện đại, trẻ trung. Ví như...

Xem thêm

“KHUẤY ĐỂ THẤY TRĂNG" - KHUẤY LÊN NIỀM HẠNH PHÚC: TRẢI NGHIỆM KHÔNG THỂ BỎ LỠ MÙA TRUNG THU NÀY

Năm 2022 là năm đề cao sức khỏe tinh thần nên giới trẻ muốn tận hưởng một Trung thu với nhiều trải nghiệm mới mẻ, rôm rả cùng bạn bè...

Xem thêm

“KHUẤY ĐỂ THẤY TRĂNG” - HOT TREND MỞ MÀN MÙA TRUNG THU HẤP DẪN ĐÔNG ĐẢO GIỚI TRẺ

“Khuấy để thấy trăng” - trải nghiệm “ có 1 không 2” được The Coffee House tung ra cho mùa trung thu năm nay, hứa hẹn làm giới trẻ háo...

Xem thêm

10 LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ CỦA TRÀ HOA HIBISCUS

Với rất nhiều lợi ích vượt trội, trà hoa Hibiscus được nhiều chị em ưu tiên chọn lựa để tăng cường sức khỏe, cải thiện sắc đẹp và giúp tinh...

Xem thêm

BẠN CÓ ĐANG NHẦM LẪN GIỮA ATISO ĐỎ VÀ ATISO XANH?

Trà Atiso vốn là thức uống phổ biến tại Việt Nam và được biết đến với 2 loại: Atiso đỏ (Hibiscus) và Atiso xanh. Thế nhưng, hai loại này lại...

Xem thêm